Công nghệ đóng tàu tàu hiệu quả, thân thiện với môi trường
12/12/2016
Công nghệ mới trên tàu thủy giúp tiết kiệm nhiên liệu
12/12/2016

10 xu hướng “xanh” trong ngành công nghiệp tàu biển

Những tiến bộ đáng kể trong ngành công nghiệp tàu biển đang thúc đẩy sự sáng tạo các công nghệ và kỹ thuật nhằm giảm lượng khí thải cacbon.

WFP Shipping, một công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ hàng hải, đã vận chuyển hơn hai triệu tấn hàng hóa trên 1.800 con tàu qua đến các cảng biển trên khắp thế giới mỗi năm. Không nằm ngoài xu hướng của ngành, WFP cũng đang trên tiến trình phát triển đó. Dưới đây là 10 xu hướng “xanh” Stephen Cahill của hãng WFP chia sẻ  ngành hàng hải nói chung và công ty nói riêng đang hướng đến.

1. Di chuyển với tốc độ chậm
Đây được xem là xu hướng phổ biến nhất hiện nay trong ngành công nghiệp hàng hải. Tốc độ chậm không chỉ giúp cắt đáng kể một lượng khí thải mà còn giảm chi phí sử dụng nhiên liệu trên tàu.

2. Nguồn nhiên liệu chứa lượng cacbon thấp
Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học trong việc cải tiến lọc nhiên liệu đã chỉ ra rằng nhu cầu giảm sử dụng nhiên liệu chứa lượng cặn bã, lưu huỳnh và các chất phụ gia khác cũng như cắt giảm giá cả những nguồn nhiên liệu này đang ngày càng tăng lên. Khí lỏng thiên nhiên đang được xem xét như một nguồn năng lượng thay thế cho tàu biển.

3. Nguồn năng lượng tự thay thế
Thông thường, một chiếc tàu sẽ chạy các động cơ phụ nhằm cung cấp năng lượng trong khi đang tại cảng. Nguồn năng lượng này cho phép con tàu có thể ngưng hoạt động tất cả các động cơ, đồng thời giảm mức sử dụng nhiên liệu và ô nhiễm cảng biển.

4. Giải pháp giảm xúc tác (SCR)
Việc thêm bộ biến đổi xúc tác vào hệ thống ống xả có thể giúp giảm lượng khí thải nitơ oxit lên đến 85 – 95%. Các loại khí thải nitơ oxit là nguyên nhân của gây ra hiệu ứng nhà kính, và sự sản sinh Nitơ oxit trong quá trình sản xuất đã bị hạn chế ở nhiều quốc gia trên thế giới. SCR được xem là giải pháp hiệu quả nhất trong việc giảm lượng khí thải của tàu biển hiện nay.

5. Cải tiến thiết kế thân tàu
Bộ đệm khí và thiết kế cải tiến luồng nước là những yếu tố được kết hợp trong quá trình thiết kế và sản xuất một con tàu mới. Thiết kế chân vịt cũng là một yếu tố nằm trong quá trình cải tiến.

6. Hoàn thiện hệ thống quản lý cảng biển
Hoàn thiện hệ thống quản lý cảng biển giúp giảm thời gian làm thủ tục cho các tàu, đồng thời tăng số lần quay vòng sử dụng cảng biển lên.

7. Tối ưu hóa hành trình
Bằng việc cập nhật các thông tin mới nhất về thời tiết và tình hình trên biển có thể giúp các chủ tàu vạch ra một hành trình di chuyển tối ưu nhất, từ đó cắt giảm được lượng nhiên liệu tiêu thụ, chi phí và khí thải.

8. Xác định thời gian chính xác
Hệ thống định vị toàn cầu GPS cho phép xác định được vị trí của tàu, di chuyển đúng tuyến đường nhằm đảm bảo thời gian cập bến chính xác. Thời gian tối ưu hơn khi cắt giảm được khoảng thời gian tắt nghẽn tại các cảng và việc ngừng di chuyển. Những yếu tố này cũng góp phần giảm lượng khí thải tại cảng.

9. Các luật lệ đàm phán thuê tàu
Những điều lệ hợp đồng được áp dụng qua nhiều năm nhằm đảm bảo các con tàu chạy với tốc độ nhanh nhất chứ không phải là tốc độ tối ưu nhất, không làm mất thời gian di chuyển hàng hóa từ cảng này qua cảng khác.

Với những công nghệ mới trong ngành công nghiệp hàng hải hiện nay, những điều khoản hợp đồng vận chuyển trong toàn bộ chuỗi cung ứng có thể được đàm phán lại nhằm giảm thiểu áp dụng các luật lệ khi hợp đồng không được thực hiện đúng. Những điểm mới này cho phép tàu chạy ở tốc độ tối ưu hơn.

10. Sử dụng cánh diều
Những cánh diều có kích cỡ lớn được gắn trên boong tàu sẽ tăng sức kéo của tàu biển. Về cơ bản, việc sử dụng công nghệ này trên một số con tàu có thể giảm.